Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Mẫu Việt quyến rũ và sexy với lụa tơ tằm

 Mỹ nữ Việt quá đỗi sexy với lụaMỹ nữ Việt quá đỗi sexy với lụa

Lụa xưa nay vẫn được xem là chất liệu tạo nên sự mượt mà. Chúng như dòng suối nhỏ mát lạnh ve vuốt làn da của phái đẹp. Bởi thế, chất liệu lụa được sử dụng nhiều trong thời trang như một công cụ để tăng nét nữ tính, nhẹ nhàng cho người mặc.
Tuy nhiên, không chỉ "tấn công" về phương diện trang phục, thiết kế, lụa "bén duyên" cả với những bộ ảnh thời trang để đời. Nhiều nhiếp ảnh gia, stylist đều sớm phải lòng với chất liệu này bởi dường như chúng luôn lột tả được sức mạnh của tấm thân gợi cảm của phái đẹp một cách chính xác mà không quá lõa lồ như việc nude 100%. Bên cạnh đó, khoe cơ thể sau tấm vải lụa hay nhưng chiếc khăn lụa tơ tằm mong mang mang lại cảm giác "phiêu" trong từng bức hình.
Bởi thế, không có gì khó hiểu khi rất nhiều người đẹp Việt "mượn" lụa làm bạn khi thực hiện những bức hình quá đỗi gợi cảm, khai thác đường nét thanh xuân của cơ thể.
Cùng ngắm những bức hình bỏng rẫy của người đẹp Việt khi "phiêu" với lụa:
Mẫu Việt quyến rũ với lụa tơ tằm
Hoàng Thùy thành công trong việc mô tả sắc thái của chất liệu lụa khi thực hiện shoot hình trong khi đang là thí sinh của Vietnam's Next Top Model mùa thứ 2
Mẫu Việt quyến rũ với lụa tơ tằm
Lê Thị Thúy khoe eo thon
Mẫu Việt quyến rũ với lụa tơ tằm
Lê Thị Phương rũ bỏ nét "gái quê" và phiêu bồng với làn nước mát cùng dải lụa mong manh
Mẫu Việt quyến rũ với lụa tơ tằm
Mẫu Việt quyến rũ với lụa tơ tằm
Ngọc Quyên hóa "thiếu nữ thơ ngây" với lụa mỏng
Mẫu Việt quyến rũ với lụa tơ tằm
Mẫu Việt quyến rũ với lụa tơ tằm
Minh Hằng tươi rói khoe nét trẻ trung
Mẫu Việt quyến rũ với lụa tơ tằm
Người mẫu Kim Dung khoe làn da nâu bóng cùng chỉ số cơ thể đáng mơ ước
Mẫu Việt quyến rũ với lụa tơ tằm

Nguồn Khampha.vn

Vạn Phúc nhận kỷ lục làng nghề lụa tơ tằm lâu đời nhất Việt Nam

Mới đây, làng lụa Vạn Phúc đã vinh dự được đón nhận kỷ lục Việt Nam “Làng nghề dệt Lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay”.
Tối 13/3, tại khu vực trước đình làng Vạn Phúc (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) đã diễn ra lễ đón nhận Quyết định công nhận kỷ lục Việt Nam “Làng nghề dệt Lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng theo giấy xác lập kỷ lục số 1485/KLVN/2014 chính thức từ ngày 14/2/2014.
Toàn cảnh buổi lễ đón nhận kỷ lục tại Vạn Phúc, Hà Đông
Lụa Vạn Phúc từ lâu được chọn để may quốc phục cho các đời Vua nhà Nguyễn. Với bề dày kinh nghiệm của nghề dệt lụa cổ truyền, với bàn tay khéo léo và thông minh sáng tạo của những người thợ dệt đã làm ra những tấm lụa mượt mà, mỗi khi khoác lên người thấy mềm mại nhẹ nhàng.
Hàng năm, sản lượng Lụa đạt trên 2 triệu mét với các loại như: Vân, Sa, Quế, Lụa,... hoa văn các loại đủ màu sắc, mẫu mã phong phú được tiêu thụ trong và ngoài nước và được bày bán trên 150 quầy hàng thuộc 3 dãy phố lụa tại địa phương. Mỗi năm Vạn phúc đón tiếp hàng chục ngàn lượt khách du lịch trong nước và Quốc tế đến thăm quan và mua sắm.
Đặc biệt vào dịp 1000 năm Thăng Long- Hà Nội những mẫu lụa của các nghệ nhân Vạn Phúc đã giành được nhiều giải thưởng từ thành phố đến trung ương, được tặng bằng khen của UBND thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội. Năm 2011, Lụa Vạn Phúc được phong tặng " thương hiệu vàng Thăng Long”…

Bằng kỷ lục “Làng nghề dệt Lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay” Vạn Phúc.
Trong những năm gần đây, với mục tiêu xây dựng làng Vạn phúc trở thành làng nghề - làng du lịch. Được sự giúp đỡ chỉ đạo của các cấp xây dựng Vạn Phúc thành làng nghề - làng du lịch tiêu biểu, làng Vạn Phúc đang được quy hoạch khu nhà truyền thống làng nghề với diện tích 2000 m2 với những dãy nhà cổ, khung dệt cổ vừa phát triển sản xuất vừa phục vụ khách thăm quan và nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khác.
Năm 2011 - 2013, lụa Vạn Phúc được tặng “Thương hiệu vàng Thăng Long”. Trong nghị quyết của HĐND thành phố vừa qua, làng nghề lụa Vạn Phúc cũng được chọn là 1 trong 7 làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội cần được bảo tồn.

Đoàn đại biểu trao kỷ lục tham quan phiên giao lưu đồ cổ, đồ xưa tại buổi lễ
Theo VTCONLINE

‘Áo lụa Hà Đông’ và sức sống tiềm tàng vượt thời gian của lụa tơ tằm Hà Đông

Tác phẩm sắp được chiếu lại tại LHP Việt Nam ở Hàn Quốc lần thứ nhất được coi là một trong những bộ phim có ảnh hưởng lớn của điện ảnh nước nhà gần đây.

“Bố ơi! Hòa bình đẹp không bố?” - “Bố chưa nhìn thấy hòa bình bao giờ, nhưng chắc là đẹp lắm, đẹp như con vậy”. Trong đôi mắt ngơ ngác của trẻ thơ, “hoà bình” đã được định nghĩa giản dị như thế. Đó là câu chuyện đạo diễn Lưu Huỳnh đã kể lại cho khán giả qua Áo lụa Hà Đông - bộ phim về những người bền bỉ đợi chờ hòa bình trong chiến tranh, bom đạn.

Phim lấy bối cảnh những năm 1954, dưới sự đàn áp của thực dân Pháp, miền Bắc lâm vào thời loạn lạc. Đôi vợ chồng Dần và Gù cũng theo dòng người di cư từ Bắc vào Nam để đi tìm một tương lai tươi sáng hơn. Nhưng do đói khổ, lại vừa đúng lúc Dần hạ sinh đứa con đầu lòng, hai vợ chồng đành phải dừng chân tại Hội An. Từ đó, họ gắn bó với mảnh đất này như quê hương thứ hai...



"Áo lụa Hà Đông" là bộ phim đi vào lịch sử của điện ảnh Việt Nam.


Có thể nói Áo lụa Hà Đông không nằm ngoài môtip các bộ phim mang phong cách sử thi và cảm hứng chiến tranh khác, với những nhân vật điển hình cho cái nghèo, cái khổ và cả cái cao đẹp. Tưởng như người xem sẽ dễ phát “ngán” với những anh hùng, những tấm lòng cao khiết “giấy rách phải giữ lấy lề” như rất nhiều bộ phim trước đó. Nhưng đạo diễn Lưu Huỳnh đã khiến cho khán giả không chỉ dừng lại, xem lại nhiều lần mà còn khiến họ không thôi rơi nước mắt.

Nhân vật trung tâm của bộ phim là Dần - vốn là một người ở nhưng đã theo tiếng gọi tình yêu để trốn đi cùng Gù. Cả cuộc đời cô là những trang đẫm nước mắt giữa bối cảnh chiến tranh, loạn lạc. Ngày ngày, cô phải đi cào hến để nuôi bốn đứa con. Cuộc sống đáng lẽ cứ trôi đi bình yên như thế đến khi đứa con gái đầu lòng lớn lên, cần một chiếc áo dài để đến trường như các bạn. Dần lo ngày hai bữa cho cả gia đình 6 người còn chưa đủ, giờ lại đến tấm áo đi học cho con…

Không còn lựa chọn nào khác, cô phải nhận đi làm vú nuôi cho một ông già ốm yếu, bán chính dòng sữa của con để kiếm tiền trang trải cho gia đình. Cũng như không còn bất kỳ nguyên tắc, danh dự hay chuẩn mực đạo đức nào ở đây nữa, đối với người mẹ lúc này, tất cả chỉ là sự hy sinh.

“Bây giờ có phải làm đĩ để nuôi chúng ăn học nên người, em cũng không tiếc gì phần em” - đó là tuyên ngôn của Dần trước những lời lăng mạ, quở trách của chồng vì hành động bán đứng danh dự ấy.



Dần là vai diễn để lại ấn tượng sâu sắc của Trương Ngọc Ánh trên màn ảnh rộng.


Hình ảnh Dần áp ngực vào bức vách gỗ, tay giơ lên cao để từ sau bức vách ấy, một ông già hom hem, ốm yếu bú từng giọt sữa của mình là hình ảnh vừa đẹp, vừa xót xa, vừa ám ảnh suốt cả bộ phim. Trong căn phòng tối, lập lòe ánh đèn đỏ, tấm lưng trần trắng muốt của Dần với bàn tay bám cao đã trở thành một đối cực đầy tính thẩm mỹ với tất cả không gian u ám, ngột ngạt xung quanh.

Không một lời rên than, Dần cắn môi để nước mắt rơi trên nỗi tủi nhục của mình. Người xem gần như cũng nín thở với tiếng chuông ma mị, trong cái không gian bức bối, tù đọng của gia đình người Hoa ấy. Rồi cùng với Dần, nước mắt cũng cứ rơi, cứ rơi…Với lợi thế về cả ngoại hình lẫn khả năng nhập vai xuất sắc, Trương Ngọc Ánh đã hoàn toàn chinh phục và lấy đi không ít nước mắt của người yêu điện ảnh.

Cùng với Trương Ngọc Ánh, nam diễn viên Quốc Khánh cũng thể hiện một cách đột phá trong Áo lụa Hà Đông. Được ban cho một gương mặt ẩn chứa nét khắc khổ, cơ cực, Quốc Khánh dường như sinh ra để dành cho vai anh Gù mồ côi. Chỉ cần anh cau mày, nhăn mặt người ta cũng hình dung ra cảnh một người đàn ông bất lực, ngồi co chân trên chõng ôm con, dưới đất là nước dềnh lên lênh láng… Vai diễn này đã mang về cho anh một giải Cánh Diều Vàng năm 2006.

Bên cạnh đó, một trong những thành công khác của đạo diễn Lưu Huỳnh trong Áo lụa Hà Đông là việc ông đã xây dựng thành công hình ảnh biểu tượng như linh hồn của cả phim. Chiếc áo dài trắng được truyền từ người mẹ vô danh của Gù, sang Dần rồi đến các con Dần chính là tấm lụa hứng tâm hồn các thế hệ phụ nữ Việt Nam.

Chính vì ý nghĩa thiêng liêng ấy mà Dần đã mang nó bên mình trong suốt những năm tháng di cư, loạn lạc; mà người con bối rối, lo sợ khi làm vẩy mực lên; mà người chị nằm xuống lại tiếp tục truyền cho người em; mà người cha có phải lao vào lửa bỏng cũng quyết cứu lấy.



Các diễn viên chính của "Áo lụa Hà Đông".


Hình ảnh Ngô - người con thứ hai của Dần treo chiếc áo dài vào cành cây, giương cao khi ùa vào dòng người chạy về phía không có tiếng súng chính là hoá thân đẹp nhất, bất tử nhất của hình tượng “áo lụa Hà Đông” trong lòng người xem. Nó khiến ai cũng phải gạt đi nước mắt, mỉm cười và nghĩ về một “hoà bình đẹp như con ấy” sẽ đến.

Bộ phim đã đoạt 5 giải Cánh Diều Vàng ở các hạng mục “Phim truyện nhựa xuất sắc”, “Quay phim xuất sắc”, “Âm thanh xuất sắc”, “Đạo diễn xuất sắc” và “Nam diễn viên chính xuất sắc”. Không những vậy, bộ phim còn là đại diện của điện ảnh Việt Nam tham dự đề cử giải Oscar cho “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” lần thứ 80 năm 2007.

Gần một thập kỷ trôi qua, Áo lụa Hà Đông vẫn được những người yêu điện ảnh Việt Nam nhắc đến. Có thể không phải là một bộ phim với ngôn ngữ điện ảnh và cách kể chuyện xuất sắc mà sau một độ lùi thời gian nhất định, khán giả sẽ dễ dàng nhận ra giá trị của nó. Cũng có nhiều người nói về những “hạt sạn” trong phim nhưng trên hết, Áo lụa Hà Đông vẫn chạm đến trái tim khán giả bằng một tâm thức Việt Nam, mặc cảm Việt Nam và những đau thương mất mát mà cả dân tộc đã cùng nhau chia sẻ.

Nguồn sưu tầm

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Hướng dẫn chọn mua, sử dụng và giặt là Lụa tơ tằm Hà Đông


1) Chọn mua và kiểm tra lụa tơ tăm Hà Đông thật giả
Kiểm tra vải lụa đó có phải được dệt bằng tơ tằm hay không?

Sợi tơ tằm là sản phẩm tự nhiên, sợi tơ được kéo từ kén do con tằm nhả ra. Về tính chất, sợi tơ gần giống với sợi len và tóc người. Vì thế khi kiểm tra ta có thể kéo ra một sợi ngang và một sợi dọc của vải để đốt thử. Nếu khi đốt ta thấy có mùi khét như tóc cháy và than vón tròn. Lấy ngón tay miết nhẹ thấy than tan ngay thì đó là sợi tơ tằm.

Ngoài ra một số loại vải khác có những tính chất khác biệt với lụa tơ tằm như sau:

+ Sợi len: Khi đốt cũng giống sợi tơ tằm nhưng không óng mượt như sợi lụa tơ tằm.

+ Sợi cotton và visco: Khi đốt không có mùi khét như tóc cháy và không có than vón.

+ Sợi nilon: Khi đốt thì có mùi khét, đế lai than rất cứng và không thể mết ra được.







Chất lượng của vải lụa phụ thuộc vào kết cấu độ chặt của mặt vải, vì thế khi mua ta phải kiểm tra độ bền của vải bằng cách lấy tay miết vào đầu cây vải xem mặt vải co chặt hay không, sợi vải có bị xô hoặc dạt hay không. Nếu không có những hiện tượng trên thì đó là loại lụa tơ tằm tốt.

2) Cách sử dụng:
Tơ tằm là loại lụa tự nhiên nên độ bám màu không cao. Vì thế đối với các loại lụa in họa tiết và có màu sặc sỡ ta cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng để biết loại lụa đó giặt ướt hay giặt khô như vậy mới giữ được độ bền, đẹp cho vải.

3) Cách chọn chất liệu lụa tơ tằm phù hợp với kiểu dáng trang phục:
Lụa tơ tằm ngày nay được dệt bằng công nghệ cao nên tạo ra được nhiều loai vải khác nhau như:

Satin tơ tằm: Là loại vải có độ bóng, mềm, nhẹ nên được sử dụng nhiều để áo dài, may đầm,váy dạ hội, hay pijama, đầm ngủ.v.v…

Tappta tơ tằm: Là loại vải cũng có độ bóng nhưng dầy và cứng hơn satin nên thường được sử dụng để may đồ vest, đầm dạ hội, váy cưới.v.v…

Mutsolin tơ tằm: Là loại vải mỏng, mềm, nhẹ có độ rủ cao nên dược sử dụng nhiều để may áo dài, váy, áo.v.v…

Crếp tơ tằm: Là loại vải mỏng, mềm, nhẹ, xốp thường được sử dụng để may áo dài, váy và áo.v.v…

Đũi tơ tằm: Là loại vải có bề mặt dệt nổi sợi, dầy được sử dụng nhiều để may quần tây, comlê.v.v…

Fuzi tơ tằm: Là loại vải dầy, mềm nhưng mặt vải mịn được sử dụng nhiều để may vest, quần, áo.v.v…

Chúng tôi mong muốn đem đến cho quý khách hàng thêm những hiểu biết về tính chất của lụa tơ tằm, để quý khách lựa chọn đúng vải tơ tằm có chất lượng tốt, cũng như giúp quý khách lựa chọn được chất liệu lụa tơ tằm phù hợp với kiểu dáng trang phục mà mình yêu thích .


Tư vấn cách sử dụng: giặt, là, phơi

1/ Cách giặt lụa

Khi giặt các sản phẩm tơ tằm như quần, áo, khăn…ta phải lưu ý tới mác sử dụng đính kèm sản phẩm. Đa số các sản phẩm lụa có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy. Khi giặt ta nên sử dụng xà phòng nhẹ. Một số thường là các sản phẩm mầu rực rỡ có kèm theo mác giặt khô vì vậy chúng ta nên tuân thủ đúng.

Rất lưu ý: các sản phẩm tơ tằm rất hay phai sang các sản phẩm khác khi để cùng chậu giặt

2/ Cách phơi các sản phẩm lụa
Không nên phơi lụa ngoài nắng to bởi vì:

- Vải lụa dễ bị giòn, khô, cứng

- Màu sắc lụa mất rất nhanh

- Vải lụa trắng nhanh ngả sang màu vàng lam vai bi cu di

Vì vậy cách tốt nhất khi phơi các sản phẩm từ lụa là phơi ở nơi thoáng gió, dâm mát.

3/ Cách là vải tơ tằm
Tốt nhất chúng ta nên dung bàn là hơi để là và để ở nấc là lụa.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều vải lụa nhăn và không nhăn. Nguyên nhân do khâu sử dụng và do kết cấu của mặt vải khi dệt.

Chú ý: vải thủ công có độ nhàu rất cao trong khi đó vải dệt theo công nghệ mới sẽ hạn chế được độ nhàu và không bị nhăn.

Nguồn internet