Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Duyên dáng với lụa Hà Đông



Từ xa xưa, áo lụa Hà Đông đã một thời làm say đắm biết bao chàng trai. Lụa tơ tằm những năm gần đây trở lại thị trường thời trang trong dáng vẻ mới: óng ả, mềm mượt hơn và đang là mốt thời thượng của phái đẹp.
Với ưu điểm rất mềm mại và nữ tính, những trang phục bằng lụa của với màu sắc tươi trẻ, hài hòa tạo nên nét duyên dáng cho người mặc. Một bộ trang phục lụa, một chiếc khăn lụa sẽ càng trở nên sang trọng, tinh tế hơn khi kết hợp khéo léo cùng chiếc ví lụa xinh xắn, một cách để gây ấn tượng trong những buổi gặp gỡ của người phụ nữ trẻ thành đạt.
Trên thị trường thời trang hiện nay xuất hiện rất nhiều sản phẩm với chất liệu phổ biến là lụa tơ tằm.
Chúng ta không thể không nhắc đến những áo dài, chiếc váy duyên dáng bằng chất liệu tơ tằm.

Không chỉ có váy, áo, những chiếc ví xinh xắn, những chiếc khăn mượt mà bằng chất liệu lụa tơ tằm cũng không còn xa lạ gì với chị em phụ nữ.
Sử dụng những sản phẩm bằng lụa tơ tằm sẽ tạo cho bạn một vẻ đẹp rất mềm mại và nữ tính.
Ở Hà Nội chắc hẳn không còn ai xa lạ gì với cái tên “ làng lụa Vạn Phúc”, một làng nghề truyền thống chuyên sản xuất và buôn bán những sản phẩm được làm bằng   lụa tơ tằm. Những sản phẩm ở đây vừa tốt lại đẹp và rẻ, thu hút không chỉ khách trong nước mà cả du khách nước ngoài cũng rất ưa chuộng.

Theo nguồn Internet

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Lụa tơ tằm Hà Đông 70% là hàng nhái

 Chính người chuyên sản xuất lụa tơ tằm cao cấp ở làng nghề truyền thống Hà Đông thừa nhận: 70% lụa bán tại Vạn Phúc là hàng pha, không nguyên chất.

Về làng lụa, mua lụa tơ tằm không dễ
Câu hát: “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông” cứ ngân nga nhắc người ta gợi nhớ về tấm áo lụa Hà Đông – sản phẩm truyền thống của làng nghề lâu năm nơi đất Hà thành.
Song chị Nguyễn Thúy An - khách mua hàng tại làng lụa tơ tằm Vạn Phúc (Hà Đông) khẳng định: “Nếu đi Sapa rồi, em sẽ thấy lụa như này ở Sapa rất nhiều. Chị dám đảm bảo 100% là hàng Trung Quốc, chỉ có điều mình biết nhưng giá cả hợp lý thì mình mua thôi. Ở đây, nếu muốn mua hàng “lụa chính hiệu” chỉ có cách duy nhất là phải đặt hoặc tìm đúng địa chỉ sản xuất lụa nguyên gốc 100%.  Nhưng nói thật điều này dường như rất khó".
70% vải lụa tơ tằm ở Hà Đông là hàng nhái - 1
Rất nhiều người tiêu dùng biết 100% lụa Vạn Phúc không hoàn toàn nguyên gốc là lụa tơ tằm nhưng vì giá cả hợp lý nên họ vẫn cứ mua. (Ảnh minh họa)
Vì đã từng đi nước ngoài cũng như đi nhiều nơi trong nước, chị An đã chiêm nghiệm rằng: Nếu lụa tơ tằm thật sẽ rất đắt tiền, tấm lụa rất mỏng, mềm và người dùng phải giặt khô để giữ không cho sợi vải xù, xơ xước.
Trước đây, lụa Hà Đông chỉ dành cho ông hoàng, bà chúa, quan lại. Đến nay, việc sắm một tấm lụa không còn là điều quá xa xỉ và dù thị trường may mặc có đến vài trăm loại vải khác nhau, song lụa Hà Đông vẫn là lựa chọn số một trong thói quen mua sắm của rất nhiều người; Nhưng việc mua sao cho đúng lụa Vạn Phúc (Hà Đông) hôm nay còn khó gấp trăm, gấp nghìn lần cái mơ ước cao sang thuở nào.
Theo ông Loan Hùng (đình Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, HN), chuyên sản xuất, kinh doanh lụa tơ tằm cao cấp ở làng lụa truyền thống Hà Đông: Các cửa hàng buôn bán lụa tại Vạn Phúc, có tới 70% là có lụa pha. Điều đáng buồn nhất là 100% các cửa hàng có bán lụa Trung Quốc, lụa nilong, tuy nhiên, họ bán kèm theo lụa hoa, lụa pha, chứ không hoàn toàn 100% là hàng “Made in China”.
70% vải lụa tơ tằm ở Hà Đông là hàng nhái - 2
Những chiếc khăn "Made in China" nhưng khi khách hàng hỏi, chủ quán trả lời "né": Đó là hàng đũi. (Ảnh minh họa)
Đến bất cứ cửa hàng nào tại làng lụa Vạn Phúc hỏi mua hàng giá rẻ, có xuất xứ từ Trung Quốc, chúng tôi đều nhận được những cái lắc đầu từ phía chủ hàng: "Không có". “Ở đây chỉ bán hàng xịn, còn nếu cần giá rẻ, cô bán ưu đãi nhất với mức tối thiểu 50.000 đồng/mét”, một chủ cửa hàng lụa ở Vạn Phúc trấn an khách hàng.
Thấy có khách ghé thăm, chủ cửa hàng treo biển bán lụa tơ tằm Thúy N. (làng Vạn Phúc) vồn vã mời chào. Những chiếc khăn, chiếc quần, chiếc áo vải mềm mượt được chủ hàng nhanh chóng đưa ra và quảng bá là hàng “xịn” với giá từ 100.000 – 150.000 đồng/chiếc.
Với những hàng có chất liệu cứng hơn, các chủ quán nơi đây gọi là vải đũi, chứ tuyệt nhiên không gọi là hàng Trung Quốc. Qua ghi nhận của phóng viên Giáo Dục Việt Nam, hầu hết khăn và quần áo tại làng Vạn Phúc không có nhãn mác, hoặc nếu có chỉ là một tấm mác ghi nội dung chung chung: 100% Pashmina. Rất hiếm thấy một đơn vị nào, đóng dấu, địa chỉ, tên tuổi, niêm yết thương hiệu của mình vào đằng sau những chiếc áo, chiếc khăn thuộc làng Vạn Phúc.
70% vải lụa tơ tằm ở Hà Đông là hàng nhái - 3
Hầu hết khăn và quần áo tại làng Vạn Phúc này đều không có nhãn mác, hoặc nếu có chỉ là một tấm mác ghi nội dung chung chung: 100% Pashmina. (Ảnh minh họa)
Bà M. - chủ tiệm bán lụa Vạn Phúc - quay ra bảo tôi với vẻ thật thà: “Hàng đũi cũng đều là hàng Trung Quốc đấy, còn đây mới chính là hàng chính hiệu này!”, vừa nói bà vừa đưa cho tôi chiếc khăn màu mận tím mềm mượt, có hoa văn dệt hết sức tinh vi. Tôi bỏ ra 100.000 đồng đầy đắc ý khi mua được chiếc khăn mà bà M. khẳng định là hàng “xịn”.
Tuy nhiên, khi vào thăm xưởng sản xuất lụa tơ tằm cao cấp của ông Loan Hùng, (ngõ 2 sau đình Vạn Phúc), bằng kinh nghiệm của mình, ông Hùng đã chỉ cho tôi thấy: Chiếc khăn tôi mua đích thị là hàng “giả”, không phải được dệt nên từ lụa tơ tằm.
Người làng nghề bất lực trước lụa giả?
Chỉ bằng một chiếc bật lửa và với thí nghiệm nhỏ, ông Hùng chỉ ra rằng: Nếu sau khi đốt, vết cháy biến thành than và khi đưa tay lên xoa xoa nhẹ thì chúng tan ra trở thành muội than và có mùi khét lẹt giống như tóc, thì đó đúng là lụa tơ tằm. Còn nếu dùng lửa mà vải vẫn cháy đen và dẻo quẹo, không tạo muội than... đó ắt hẳn là hàng Trung Quốc hoặc hàng pha ni lông với tỷ lệ lớn.
Chiếc khăn quàng cổ mà bà chủ hàng lụa cam đoan rằng đó là “hàng xịn” thực chất chỉ là hàng Trung Quốc chính gốc, trong đó, lớp vỏ ngoài là ni lông và bên ngoài là hàng dạ mỏng, gần giống với vải len.
70% vải lụa tơ tằm ở Hà Đông là hàng nhái - 4
Nếu sau khi đốt, vết cháy biến thành than và khi đưa tay lên xoa xoa nhẹ thì chúng tan ra trở thành muội than như thế này, khi ngửi có mùi khét lẹt giống như tóc, thì đó đúng là lụa tơ tằm.
Chúng tôi gọi hàng pha đó là hàng bẩn, vì khi mặc vào người, nó khô ráp làm cho da rất khó chịu, khi gặp trời mưa sẽ phai màu, loang lổ ra lớp quần áo bên cạnh. Tuy nhiên, để phân biệt giữa hàng Trung Quốc, hàng lụa pha và hàng lụa tơ tằm thật vô cùng khó. Bản thân chúng tôi là người trong nghề nếu chỉ nhìn bằng mắt thường cũng không thể phát hiện ra điều gì khác biệt. Chỉ có cách thử lửa duy nhất để biết mà thôi!” – Một trong những gia đình hiếm hoi làm nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống lâu năm còn sót lại thẳng thắn chia sẻ.
Theo đó, một mét vải lụa tơ tằm bao giờ cũng có mức giá cao hơn, khoảng 300.000 – 500.000 đồng/chiếc so với những loại “lụa nhái” (giá chỉ trên dưới 100.000 đồng/chiếc) đang bày bán đầy rẫy ngoài cửa hàng bởi những công đoạn sản xuất khá kỳ công và chất liệu tơ tằm ngày càng hiếm, đắt
"Giá nguồn nguyên liệu nhập vào của tơ tằm gốc cao hơn 10 lần so với giá của một cân tơ bóng để làm lụa pha. 1kg tơ tằm, tôi phải mua gần 2 triệu đồng, trong khi 1kg cân tơ bóng chỉ hơn 100.000 đồng. Chính vì vậy, một chiếc khăn thành phẩm lụa pha bán ra thị trường có giá từ 100.000 – 200.000 đồng/chiếc, người kinh doanh cũng đủ lãi to rồi”.
70% vải lụa tơ tằm ở Hà Đông là hàng nhái - 5
Theo ông Hùng, bằng mắt thường rất khó để nhận biết được đâu là hàng tơ tằm thật, đâu là hàng pha và đâu là hàng Trung Quốc. "Bản thân chúng tôi làm nghề cũng không thể phát hiện ra được trừ khi thử lửa".
Những người dân sinh sống ở làng lụa Vạn Phúc cho hay: Hàng Trung Quốc tràn lan ở Vạn Phúc bởi có cả một “đường dây” chuyên kinh doanh, buôn bán mặt hàng này. Có những người mua hàng ở biên giới, lại có những người trực tiếp sang lấy đồ từ tận bên nước láng giềng về. Từ đó, bộ phận may mặc với hàng chục máy may đã nhập hàng tấn vải ấy về, gia công bán lại cho cửa hàng.
Vì sản xuất theo dây chuyền đồng loạt, nên số lượng sản phẩm sản xuất ra của những đơn vị dệt lụa pha luôn lớn hơn rất nhiều so với các hộ dân giữ nghề làm tơ lụa theo phương pháp truyền thống. 
Nhà sản xuất thứ thiệt như chúng tôi không đầu tư, chạy theo số lượng nhiều hay ít, chúng tôi làm theo đơn đặt hàng và các mối quan hệ thân thiết. Trong khi, họ mắc sợi vải một loạt lên máy, không cần se nhưng chúng tôi phải se sợi vải vào trước, từng sợi tơ mỏng và mềm mượt. Cũng chính vì vậy, một máy dệt lụa pha một ngày có thể dệt được hơn chục thước vải, nhưng nhà tôi chỉ đạt 3 – 5 thước, có hôm, tôi dệt chưa đầy được 5 thước” – ông Loan Hùng tâm sự.
Biết thực trạng làng nghề truyền thống lụa tơ tằm đang ngày càng mai một nhưng bản thân ông Hùng và những người còn lại tâm huyết với nghề cũng đành…bất lực. Ông Hùng không khỏi đau đáu: Không biết rồi đây, làng lụa Vạn Phúc sẽ đi đâu, về đâu.
Tôi không dám a dua theo thị trường bởi tôi sợ người đời phê phán, xa lánh và hơn hết, tôi sợ: Tôi đánh mất hết đi ý nghĩa thiêng liêng và quan trọng của tơ tằm” – ông Hùng nói.
 
Theo nguồn Internet

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Lụa, đũi dịu dàng đi vào váy dạ hội


Các chất liệu lụa khác nhau được thí sinh Project Runway tận dụng triệt để vào các mẫu váy mang ý tưởng riêng.

4-jpg-1369011378-1369011723_500x0.jpg
Tập 4 cuộc thi Project Runway Vietnam mang đến những mẫu trang phục sáng tạo dựa trên "Cảm hứng Việt Nam".
Bộ váy của Hải Yến lấy phom dáng từ áo yếm. Cô dùng chất liệu lụa, hạn chế các đường cắt cúp và các đường may, tạo hình ảnh dịu dàng, mềm mại.
5-jpg-1369011378-1369011724_500x0.jpg
Ban giám khảo rất thích thiết kế này. Đỗ Mạnh Cường nhận xét thêm, nếu các nếp gấp ở sau lưng được xử lý khéo hơn thì bộ váy sẽ càng tinh tế.
9-jpg-1369011378-1369011724_500x0.jpg
Thí sinh Bảo Loan kết hợp màu đen của đất và màu xanh của trời vào chiếc váy. Cổ áo dạ hội này được lấy hoàn toàn từ áo dài, tạo ra sự đối xứng mạnh mẽ có một chút bí ẩn. Thiết kế được khen lạ, hiện đại, kín đáo, hợp với tầm vóc trung bình của người Việt. Tuy vậy, giám khảo Chloé Đào cho rằng phần gấu quần còn quá nhiều chỉ thừa cho thấy nhà thiết kế chưa cẩn thận.
1-jpg-1369011378-1369011724_500x0.jpg
Nhà thiết kế Như Lan dùng những nét cắt cúp hiện đại cho thân áo tạo cảm giác nhẹ nhàng với chất liệu lụa. Tuy vậy, cô được nhắc là không nên dùng thiết kế dây kéo cho váy lụa vì sẽ dễ tạo nhăn, đùn nếp vải.
2-jpg-1369011378-1369011724_500x0.jpg
Nhà thiết kế Diễm My thất bại với mẫu váy cô lấy cảm hứng từ chiếc áo tứ thân. Bộ váy của cô bị nhận xét là vụng về trong kỹ thuật cắt, may.
3-jpg-1369011378-1369011724_500x0.jpg
Nam thí sinh Minh Hà đưa hình ảnh hoa sen lên thân váy kết hợp với phom dáng áo yếm. Bộ trang phục này đúng với khuynh hướng hiện đại ngày nay khi dùng những nếp xếp và chất liệu vải lụa chiffon đang là mốt.
6-jpg-1369011378-1369011725_500x0.jpg
Châu Chấn Hưng luôn được khen ngợi qua các tuần thi. Bộ váy anh thiết kế hài hòa, cho thấy sự năng động của người phụ nữ Việt. Anh cách điệu một chiếc mặt nạ tuồng ở phần đắp ngực của váy. Màu váy được lấy cảm hứng từ chiếc răn rằn và màu bóng của vải phi.
7-jpg-1369011378-1369011725_500x0.jpg
Thiết kế của Tiến Mạnh có khá nhiều hình ảnh Việt Nam trên thân váy như: Chùa Một Cột, Quốc Tử Giám... Tuy vậy, mẫu của anh bị nhận xét là còn khá "tham lam" và ngây thơ về ý tưởng.
8-jpg-1369011725_500x0.jpg
Bộ váy do Gia Khang thực hiện có hai phần: phần trang phục ở trong và ren lưới đáp ngoài cùng chiếc quần có dáng quần của áo dài. Anh chọn chất liệu đũi (một loại lụa tơ tằm) cho phần áo liền quần này. Giám khảo khá thích phần thân trên cách điệu từ áo yếm của anh. Nhưng nam thiết kế còn bị nhận xét là "chỉ có một màu" khi sáng tạo các mẫu váy từ đầu chương trình đến nay.

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Các loại vải lụa tơ tằm Hà Đông ( Phần 1)

Lụa tơ tằm xưa với công nghệ dệt còn thô sơ nên chỉ có thể dệt được một vài loại vải lụa tơ tằm và màu sắc nhuộm cũng chỉ là màu đơn, ngày nay, với công nghệ dệt ngày càng cao, đã có thêm nhiều loại vải lụa ra đời với hoa văn đẹp mắt, màu sắc đa dạng, những tấm vải lụa trở nên mịn màng, bóng bẩy và đẹp hơn rất nhiều.

Lụa tơ tằm ngày ngay có thể chia ra thành những loại khác nhau như: Satin tơ tăm, Tappta tơ tằm, Mutsolin tơ tằm, Crếp tơ tăm, Đũi tơ tằm và Fuzi tơ tằm. Mỗi loại vải tơ tằm để có đặc tính và ứng dụng khác nhau. Chúng ta cùng đi tìm hiều về từng loại vải.

1. Satin tơ tằm

    Satin tơ tằm là loại lụa có độ bóng rất cao, khi để trên tay cảm giác như tấm vải muốn trượt ra khỏi tay, vải rất mềm và nhẹ.
Lụa satin rất bóng, mềm và nhẹ

    Chính vì những đặc tính trên mà Satin tơ tằm được sử dụng nhiều trong may mặc, thời trang như: Đầm ngủ, cavat, áo dài hay váy,...

Satin tơ tằm làm váy ngủ, nhẹ nhàng thoải mái
Váy satin quyến rũ, sang trọng cho quý cô
Cavat bóng đẹp cho quý ông hay chàng lịch lãm, trẻ trung


Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Làng lụa Vạn Phúc - Ngày ấy, bây giờ


Làng lụa Hà Đông đã đi vào lòng người Việt qua những câu ca dao, tục ngữ. Là một trong những ngôi làng nổi tiếng với những thước lụa lâu đời bậc nhất Việt Nam, ngày nay làng lụa Vạn Phúc đang có nguy cơ dần bị mai một.
Tương truyền, có rất nhiều sự tích xung quanh vị tổ sư của làng lụa. Tuy nhiên, câu chuyện mà con em Vạn Phúc vẫn truyền đến ngày nay là câu chuyện về bà Lã Thị Nga. Bà sống vào thế kỷ thứ 7, thứ 8 khi nước nhà bị đô hộ. Bà Lã Thị Nga, con một gia đình hào phú ở Cao Bằng, một lần theo chồng là Cao Biền đi kinh lý tới Ấp Vạn Bảo, thấy đất đai thơ mộng, bà xin ở lại ấp dạy dân trồng dâu nuôi tằm dệt cửi, mang lại nghề dệt lụa cho dân Vạn Phúc. Trong hậu cung của đình làng nơi thờ bà họ Lã hiện nay vẫn bày các thúng sơn, thước sơn, kéo bằng sắt, vạch bằng ngà là những đồ dùng của thợ may. Bà là thành hoàng làng Vạn Phúc. Dân làng vẫn lấy ngày sinh của bà là 10 tháng 8 âm và ngày mất là 25 tháng chạp để tế lễ và giỗ tổ.
Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình và cổ xưa, có một thời ngôi làng yên tĩnh này luôn rộn ràng tiếng nhịp nhàng của khung cửi. Đó là những thời mà lụa Hà Đông được chọn may trang phục cho triều đình, là những năm 1930 khi lụa Vạn Phúc được gọi là sản phẩm tinh xảo Đông Dương.

Vải lụa Hà Đông (Nguồn ảnh: internet)
Vẫn nhớ, lần đến Hà Đông cách đây vài năm, khi tôi vẫn còn là một cô sinh viên mới chân ướt chân ráo lên Hà Nội, cái cảm giác choáng ngợp trước sự tập nập bán mua tại các cửa hiệu, bởi những màu sắc bắt mắt từ cấm tấm lụa và bởi âm thanh từ những khung cửi, từ tiếng thoi đưa rộn ràng, khoan thai, dìu dặt đã trở thành nhịp điệu cuộc sống nơi đây. Lần quay trở lại này, tôi không khỏi có cái cảm giác trống trải, có chút gì đó tiếc nuối bởi làng lụa ngày nay không còn tập nập như xưa. Cả một dãy phố với những cửa hàng dài nối tiếp nhau nhưng lượt người mua thì vô cùng thưa thớt, lâu lắm mới có một vài người khách lẻ hay một đoàn thăm quan ghé qua.

Làng lụa đìu hiu
Tìm hiểu về vấn đề này, nhóm phóng viên chúng tôi được một chị bán hàng tên Thanh cho biết:  “Hàng hóa ế ẩm cũng do hàng Trung Quốc ồ ạt được nhập về, với chất lượng thấp lại bày bán chung với lụa thật nên người mua sợ mua nhầm hàng kém chất lượng. Mặt khác, nhờ giá cả rẻ hơn, màu sắc đa dạng hơn nên hàng lụa Trung Quốc cũng được nhiều người chọn mua hơn.”

 
Hiện nay lụa Vạn Phúc thông thường chia làm hai loại chính, loại cao cấp là sa tanh được làm từ 100% sợi tơ nguyên chất, có thể chập đôi, hoặc chập ba rồi se lấy sợi để dệt. Hoặc loại được pha với tỉ lệ 30%, 50%, 70% giữa tơ tự nhiên với sợi tổng hợp như cotton hay tơ nhân tạo (được làm từ sợi visco, polyester). Để có được loại lụa cao cấp phải qua rất nhiều công đoạn như: nuôi tằm, lấy kén, se tơ, quay tơ, dệt, phơi, nhuộm. Các bước này đều phải làm bằng thủ công, vất vả và vô cùng khó khăn. Còn lụa pha thì chất lượng lại không khác lụa Trung Quốc là bao mà giá thành lại đắt hơn nên rất khó cạnh tranh.
Khó khăn chồng chất khó khăn, lụa làm ra không bán được cùng với việc Hà Đông lên “phố”, người dân ở đây đã dần không còn tha thiết với nghề. Bởi lẽ, làm lụa thì vất vả mà hiệu quả kinh tế đưa lại thì chẳng là bao. Nếu cứ nhìn vào những con số vài trăm nghìn đồng hoặc vài triệu đồng mà khách hàng bỏ ra để mua một tấm lụa “xịn” thì người ta nghĩ rằng người làm lụa chắc hẳn giàu lắm, nhưng ít ai biết rằng để làm ra được những tấm lụa ấy, công sức, thời gian và chi phí mà người con làng lụa bỏ ra cũng hoàn toàn không ít hơn là bao. Chẳng những thế, với tiến trình công nghiệp hóa ngày một nhanh, những vùng đất trồng dâu nuôi tằm xưa đã không còn nhiều, để có nguyên liệu dệt lụa người ta phải nhập nguyên liệu từ Trung Quốc với giá cả cao, chất lượng lại không ổn định. Rồi còn chuyện mẫu mã hoa văn, ở Vạn Phúc đang xảy ra tình trạng  rất bất cập, có những hộ nghĩ ra mẫu hoa văn rất đẹp nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, không có khả năng sản xuất quy mô lớn nên để xảy ra tình trạng, mẫu của mình vừa làm ra đã bị nhà khác “ăn cắp” sản xuất với số lượng lớn.
Làng lụa Hà Đông đang có nguy cơ bị mai một. Những người thật sự muốn khôi phục làng nghề thì đã bước vào độ tuổi xưa nay hiếm. Chia sẻ với chúng tôi Cụ Nguyễn Hữu Chỉnh, một trong những nghệ nhân cao tuổi có tâm huyết với nghề cho biết: Là người gắn bó với mảnh đất quê lụa gần 80 năm nay, rồi cùng gắn bó với lụa qua những thăng trầm trong cuộc sống, đến giờ đây nhìn làng lụa đang ngày càng mai một tôi cũng thấy đau lòng lắm.” Và Cụ cũng hy vong Chính phủ và các cấp lãnh đạo có liên quan sẽ có những chính sách cụ thể nhằm khôi phục một trong những làng nghề truyền thống còn xót lại không chỉ của Hà Đông mà của cả Việt Nam.
Lời khuyên khi chọn lụa: Hiện nay, trên thị trường tràn ngập những lụa kém chất lượng từ Trung Quốc nếu dùng bằng mắt thường rất khó phân biệt. Chị Vân, nhân viên bán hàng tại Hoàng Anh Silk cho biết, để phân biệt giữa lụa dởm và lụa xịn chỉ có thể dùng phương pháp đốt. Nếu khi đốt lụa mà có mùi khét như khi đốt tóc thì đó là lụa thật, ngược lại nếu không có mùi khét ấy thì là lụa loại 2, loại 3 hoặc lụa Trung Quốc.
Theo vifash.com.vn

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Đôi chút tản mạn về lịch sử làng nghề dệt lụa Hà Đông

Làng Vạn Phúc vốn có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng hơn 1100 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ của Cao Biền, thái thú Giao Chỉ, từng sống ở trang Vạn Bảo. Trong thời gian ở đây, bà đã dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng. Lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam. Lụa Hà Đông từng được chọn may trang phục cho triều đình.

Khung dệt đã căng tơ
Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp.Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho Việt Nam.

Năm 2009, làng Vạn Phúc có khoảng 1000 khung dệt, sản xuất nhiều loại lụa cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, trong đó có các loại lụa cao cấp như lụa vân quế hồng diệp, lụa vân lưỡng long song phượng.

Năm 2010, để kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, đã thiết kế mẫu lụa Long Vân với hoa văn mang hình tượng lưỡng long chầu Khuê Văn Các được cách điệu trong hình ảnh hoa sen.

Trong nhiều cửa hàng lụa ở Hà Nội và cả ở làng Vạn Phúc, lụa Trung Quốc chất lượng kém hơn được trà trộn vào bán với danh nghĩa lụa Vạn Phúc, làm giảm uy tín của lụa Vạn Phúc.
Mặt hàng dệt tơ lụa Vạn Phúc có nhiều loại: Lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Khổ vải thường là 90–97 cm. Theo ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc có lẽ là lụa vân - loại lụa mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt.

The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng

Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn.

Lụa vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung có đặc điểm ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý ...

Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc ngày nay vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình. "Lụa Hà Đông" cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.